Nhận xét về 2 quá trình "Phi trung gian hóa" và "Tái trung gian hóa" Tái trung gian hóa

Phi trung gian hóa và tái trung gian hóa là hai mặt đối lập của quá trình phát triển chuỗi cung ứng. Phi trung gian hóa không loại bỏ tái trung gian hóa và ngược lại, hai hiện tượng là biểu hiện của quá trình biến chuyển và phát triển chuỗi cung ứng.

Ví dụ: Nhà bạn làm đồ gia dụng từ gỗ gia truyền từ rất lâu. Ban đầu, bạn làm và bán trước cửa nhà, mỗi ngày bạn chỉ bán được một số ít bàn, thậm chí lâu lâu mới có người mua. Một người trung gian đến và đề nghị đưa bàn của bạn ra cửa hàng của ông ta bán và lấy 30% hoa hồng. Một ngày bạn đã bán được hơn rất nhiều so với những ngày đầu bán trước cửa nhà. Internet phát triển, bạn nhận ra việc ăn hoa hồng như thế là cao, nếu bạn xây một cửa hàng và bán hàng qua Internet trực tiếp tới khách với giá rẻ hơn thì bạn sẽ nhận được nhiều lời hơn và người mua của bạn cũng mua được với giá rẻ hơn. Bạn làm thế và nhận ra, tuy bạn có lời hơn, nhưng lượng khách hàng không được nhiều bằng và bạn phải chịu một lượng lớn công việc bao gồm giao hàng, tư vấn khách hàng, giải đáp, và phải giao từng đơn đến những nơi khác nhau so với trước kia chỉ giao đến cửa hàng, bạn phải duy trì trang web của bạn., … Không chỉ thế, khách hàng của bạn cũng bắt đầu để ý đến những công cụ khác trên Internet như tìm kiếm, so sánh giá và tham khảo các đánh giá về sản phẩm của bạn cũng như của những đối thủ cạnh tranh. Một thời gian sau, trên mạng xuất hiện một trang web mang lại cho khách hàng những công cụ tìm kiếm, so sánh giá, giao hàng cho nhà sản xuất bán trên web đó và họ lấy hoa hồng của những người bán. Việc xuất hiện của nền tảng trên khiến cho kinh doanh của bạn không còn được như trước, các đối thủ của bạn cũng dần dần đưa sản phẩm của họ lên nền tảng trên. Và bạn dự định trong tương lại cũng sẽ tham gia vì có nhiều lợi ích hơn và bạn không phải lo nhiều công việc như trước kia nữa mà chỉ chuyên tâm vào sản xuất đồ gia dụng. Như bạn thấy, câu chuyện đơn giản hóa ở trên cho thấy quá trình phi trung gian hóa và tái trung gian hóa lần lượt xảy ra theo từng thời kỳ, phản ánh sự phát triển của kênh phân phối. Và cả hai quá trình không phải thay thế cho nhau mà là liên tục biến chuyển, phát triển.